Trà Thảo Mộc

Phát huy tiềm năng thổ nhưỡng khí hậu vùng đất Tân Lạc

Từ xa xưa, tại vùng đất Tân Lạc tỉnh Hòa Bình, cây Giảo cổ lam vốn là cây bản địa lâu đời và người dân Tân Lạc đã biết sử dụng cây Giảo cổ lam với nhiều cách khác nhau như: để chữa bệnh và bồ bổ sức khỏe, sử dụng như gia vị ướp thịt nướng, hay làm rau để đồ cùng các loại rau khác.

Năm 1976, các nhà khoa học Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ.

Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (trong đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) về cây Giảo cổ lam tại Việt Nam, Trong năm 2009, Ông cũng đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát tại miền Bắc Việt Nam và ghi nhận quần thể khá lớn Giảo cổ lam tại Hòa Bình.

Thực phẩm sạch

Đất cổ Mường Bi nơi lưu giữ nhiều giống cổ với phương thức canh tác: truyền thống, hữu cơ, GAP

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Tân Lạc có nhiều lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp. Rừng Tân Lạc chiếm 58,7% diện tích đất tự nhiên. Riêng ở Tân Lạc có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, lát nghiến… cùng các loại tre vứa vầu và các loại cây có giá trị như: xạ đen, giảo cổ lam, sa nhân, mây.

Nhân dân Tân Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông mặc dù đất nông nghiệp chỉ chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên.

Tân Lạc Sơn liên kết cùng các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc áp dụng các biện pháp canh tác Nông nghiệp Hữu cơ, truyền thống, phát huy những giống vật nuôi cây trồng bản địa của địa phương nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao.

flesh, food, beef-3139641.jpg

Sản phẩm, Dịch vụ khác